Hotline hỗ trợ 0905.461.112

Hoạt động suốt 24h trong ngày

7-Ngày đổi trả

Cho phép đổi hoặc trả hàng bất cứ trường hợp nào.

Bảo quản quần áo

Quần áo, và các vật dụng làm bằng vải thường rất dễ bị hư do sử dụng và bảo quản không đúng cách. Kể cả hàng hiệu đôi khi vẫn bị sờn và phai màu. Ví dụ sản phẩm Hollister của Mỹ, khi bạn mặc áo thun cổ tròn lâu ngày vẫn có hiện tượng bị xù lên một chút. Sau đây là các cách bảo quản quần áo, vải vóc:

Hạn chế hiện tượng phai màu của quần áo

Đối với một số màu đậm như xanh đen hay màu đen thường hay gặp hiện tượng phai màu sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân do bột giặt có chất tẩy mạnh hoặc phơi áo dưới ánh nắng mặt trời.

- Khi phơi áo bạn nhớ lộn từ trong ra ngoài.

- Khi giặt các loại quần áo may từ vải sợi nhân tạo, bạn có thể cho vào trong nước một ít muối ăn hoặc 1-2 muỗng dấm ăn để giảm bớt sự bạc màu.

Ngoài ra khi giặt áo bạn cần lưu ý một số điểm sau

- Thông thường, đối với áo thun mới mua về mực in còn rất mới, chưa bám chắc vào áo, nhất là với áo đậm màu như hồng, xanh, đỏ…. Chính vì thế khi giặt cần lưu ý nhiều để tránh làm hình in bị mờ và nhòe.

- Lần giặt đầu tiên, vò tay, giặt bằng nước lã và không có xà phòng.

- Không nên giặt chung với các áo màu khác, dễ ra màu, có thể áo sẽ bị loang màu và làm dính màu sang các quần áo còn lại. Nên ngâm áo thun trong nước ấm có pha chút giấm trong khoảng 15-20 phút sẽ khắc phục được trường hợp này.

- Nên giặt áo thun bằng nước lạnh hoặc nước nóng dưới 40 độ vì nếu giặt áo thun trong nước quá nóng sẽ làm vải giãn ra và lỏng áo.

- Không đổ trực tiếp các loại xà bông hoặc nước tẩy lên hình in. Tránh sử dụng các loại xà bông giặt có tính tẩy mạnh và tuyệt đối không dùng thuốc tẩy đối với áo màu.

- Hạn chế dùng các loại nước xả mềm vải vì nó sẽ làm áo thun bị giãn rất nhanh và khiến hình in bị mềm, dễ bong tróc. Nếu bạn muốn áo thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể dùng các loại nước xả thơm.

- Để sử dụng áo thun được lâu hơn nên giặt bằng tay và lộn trái áo lại trong quá trình giặt để tránh trường hợp bề mặt hình in bị cọ xát dễ gây tróc và xước hình.

- Không nên vắt áo thun sau khi giặt, sẽ khiến vải áo mau giãn và làm hỏng áo. Tốt nhất nên gập áo lại rồi ấn cho nước thoát ra để chất vải không bị kéo chảy xệ xuống.

Bảo quản

- Không nên để áo thun ở những nơi ẩm ướt, với tính chất hút ẩm, hút nước tốt, áo thun dễ bị ẩm mốc, thậm chí để lại những vết ố trên vải áo.

- Áo thun sau một ngày sử dụng, tốt nhất nên giặt ngay, tránh để lâu áo sẽ có mùi hôi và ẩm mốc.

- Nên phơi ngang áo trên dây, vì sớ vải của áo thun thường có xu hướng chảy xệ xuống dưới, nếu phơi bằng móc áo có thể khiến áo bị chảy dài làm biến dạng form áo ban đầu.

- Áo thun 100% cotton hơi nhàu khi giặt xong, vì vậy khi ủi áo tuyệt đối không được ủi lên bề mặt in hình trên áo, tốt nhất bạn nên ủi ở nhiệt độ thấp và lộn trái áo ra trước khi ủi để tránh làm chết màu sắc của vải và làm bong tróc hay biến dạng những hình ảnh, logo, khẩu hiệu được in trên áo.

- Với áo có nhiều hình in thì không nên gập 2 mặt vào nhau, tốt nhất là dùng móc treo hoặc gập đôi áo.

- Đối với áo thun Hollister và Abercrombie, là dòng sản phẩm cao cấp nên việc tuân thủ các quy tắc trong giặt – phơi – ủi là tối cần thiết. Khi ủi sản phẩm, việc đầu tiên là phải lộn áo ngược lại và chỉnh nhiệt độ vừa phải, không nóng quá. Không để phần nhiệt độ cao tiếp xúc trực tiếp với logo của áo, có thể gây mờ; nhòe; và xấu đi logo hãng. Một số trường hợp khách hàng ủi trực tiếp lên bề mặt logo, và hầu hết logo áo đều bị biến dạng.